Kinh doanh nhà trọ có phải đóng thuế không

Kinh doanh nhà trọ có phải đóng thuế không

Kinh doanh nhà trọ là hình thức kinh doanh không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương… có nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhà ở cho người cư trú làm việc, học tập cao. Vậy kinh doanh nhà trọ có phải đóng thuế không? Nếu có thì phải nộp những loại thuế nào? Đây không phải là vấn đề mới nhưng nhiều chủ trọ còn chưa nắm rõ quy định về việc này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Kinh doanh nhà trọ có phải mất thuế không?

heo quy định của pháp luật, đôi với nhà đầu tư cho thuê phòng trọ có doanh thu hàng năm bằng hoặc dưới 100 triệu đồng thì không cần kê khai hay nộp bất cứ loại thuế nào.

Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh phòng trọ có doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng phải đóng đầy đủ 3 loại thuế sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ai là người đóng thuế?

Theo quy định từ công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của tổng cục Thuế thì:

– Cá nhân hay đại diện tổ chức cho thuê tài sản khai thuế và trực tiếp đóng thuế.

– Người thuê nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về mục người thuê đóng thuế

Cách tính thuế cho người kinh doanh nhà trọ

1. Thuế môn bài

Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:

– Dãy trọ có doanh thu trên 500.000.0000 đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

– Dãy trọ có doanh thu trên 300.000.000 đến 500.000.000 đồng/năm: 500.000 đồng/năm

– Dãy trọ có doanh thu trên 100.000.000 đến 300.000.0000 đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Điểm cần lưu ý là thuế môn bài nộp được tính theo năm và nếu doanh thu của bạn phát sinh từ 1/7 trở đi thì người kinh doanh nhà trọ chỉ phải nộp một nửa mức thuế nêu trên. Để biết rõ chi tiết hơn bạn có thể tham khảo tại hoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP về thuế môn bài nhé.

thue.jpg

  1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo từng tháng chủ kinh doanh nhà trọ cho thuê. Trường hợp này, mức thuế giá trị gia tăng là 5% tính theo doanh thu trực tiếp từ việc cho thuê nhà trọ. Như vậy, thuế GTGT mà chủ kinh doanh nhà trọ phải nộp = Doanh thu x 5%.

Để biết thêm chi tiết về mục này, bạn có thể tìm hiểu tại Khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, quy định đóng thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu dịch vụ cho thuê phòng trọ phải chịu mức thuế giá giá trị gia tăng theo tỷ lệ 5% trên doanh thu.

3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo công văn số 615/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế, chủ kinh doanh nhà trọ có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp cũng là 5% của doanh thu trực tiếp từ kinh doanh phòng trọ. Theo đó, hoạt động cho thuê phòng trọ áp dụng thuế suất thu nhập cá nhân 5% cho trường hợp cho thuê nhà trọ.

Ví dụ thực tế về việc nộp thuế của chủ kinh doanh phòng trọ:

Chị Hoa có 40 phòng trọ, mỗi phòng cho thuê với mức giá 1 triệu đồng/tháng. Như thế doanh thu hàng năm của dãy trọ được tính như sau:

1.000.000 x 40 phòng x 12 tháng = 480.000.000 đồng

Các khoản thuế chị Hoa phải đóng bao gồm:

– Thuế môn bài cho doanh thu 300 – 500 triệu/năm là 500.000 đồng

– Thuế giá trị gia tăng là 5% của 480.000.000 đồng

– Thuế thu nhập cá nhân là 5% của 480.000.000 đồng

Vậy mỗi năm chị Hoa phải đóng số tiền: 48.500.000đ (5% + 5% + 500,000).

Làm hồ sơ khai báo thuế và đóng thuế kinh doanh nhà trọ như thế nào?

Hồ sơ khai báo thuế đối với chủ kinh doanh nhà trọ đăng ký nộp thuế theo từng lần phát sinh (tháng hoặc quý):

– Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư.

– Bản chụp hợp đồng cho thuê trọ

– Nếu đổi người thuê trong thời gian tính thuế cần có bản chụp giấy thanh lý hợp đồng

– Đối với hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành và nếu là lần khai thuê đầu tiên của hợp đồng cần bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh.

thue2.jpg

Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

– Chủ kinh doanh phòng trọ nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cư trú.

– Đối với hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và đóng thuế

– Theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh doanh thu tính thuế

– Thời hạn đóng thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Dù việc kinh doanh nhà trọ có khá nhiều quy định về kê khai và nộp thuế những không phải nộp quá nhiều loại phức tạp như các ngành nghề kinh doanh khác. Trên đây là những thông tin chi tiết về kinh doanh nhà trọ đóng thuế như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu hơn những thủ tục pháp lý và vận hành hệ thống kinh doanh phòng trọ tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

comments powered by Disqus